Nghề DJ được đưa vào giảng dạy cho sinh viên, tốt hay xấu? Vào ngày 30/6 vừa rồi, Trường Saigontourist quyết định đưa DJ trở thành một nghề được đào tạo chính quy của trường.
- DJ là gì?
- DJ giàu nhất thế giới là ai?
- Các thuật ngữ thông dụng trong nghề DJ và EDM
- 5 bí quyết để DJ có một set nhạc mở màn tuyệt vời
- 7 bí quyết giúp bạn có được nghệ danh DJ hấp dẫn
Thầy Trần Văn Hùng, Hiệu trưởng trường Trung cấp Du lịch & Khách sạn Saigontourist (STHC) chia sẻ:
DJ là một nghề gắn liền với ngành du lịch. Với mong muốn đi đầu về giáo dục, hướng nghiệp du lịch, nên Trường Saigontourist quyết định đưa DJ vào một nghề đào tạo chính quy của trường.Khóa 1 nghề DJ sẽ được tuyển sinh và khai giảng vào tháng 7/2015.
Tại buổi lễ ký kết hợp tác giữa công ty DMC Saigon và trường STHC, đại diện công ty DMC – DJ Wang Trầncũng bộc bạch:
DJ là một ngành nghề cần được nhìn nhận đúng đắn như một môn năng khiếu âm nhạc. Lâu nay, do không có đơn vị đào tạo chính quy nên dẫn đến không ít các biến chứng, khiến DJ bị gắn với những nhìn thiếu chính xác.Việc đưa bộ môn DJ vào trường giảng dạy và cấp bằng sau khi tốt nghiệp, giúp các bạn trẻ có được môi trường học tập và đào tạo tin cậy hơn để theo đuổi đam mê.
Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đây, sau khi công bố chính thức được đăng tải trên trang MTV Vietnam, đã có rất nhiều cuộc tranh luận từ giới DJ lẫn giới nghe nhạc dance về sự kiện này.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là việc công nhận DJ là một nghề và được đưa vào giảng dạy chính quy là tốt hay xấu?
Một Facebooker, cũng là một DJ trẻ tuổi ở Tp.HCM chia sẻ:
Nếu như có thể đào tạo và cho xã hội thấy 1 cái nhìn đúng đắn về DJ là những người nghệ sĩ thì cũng không phản bác DMC làm gì…đằng này đọc trong bài báo kia, có cảm giác như DJ chỉ là những người ăn theo ngành du lịch…đọc xong tự cảm thấy nhục.Mình ủng hộ nhất nếu DJ được dạy trong trường học, mà các trường về sân khấu điện ảnh, văn hoá nghệ thuật với lại nhạc viện.
Cũng trong buổi lễ ký kết hợp tác ấy, DJ kiêm ca sĩ Thúy Khanh cũng chia sẻ:
DJ cũng là một nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao, nếu các bạn được định hướng đúng đắn. Ngọc Anh có rất nhiều bạn bè là hướng dẫn viên du lịch, họ học thêm DJ để hỗ trợ công việc của mình.Chính vì vậy, việc đưa DJ vào giáo dục chính quy tại một trường đi đầu về du lịch là một việc làm thiết thực và đáng trân trọng.
Đứng trên một phương diện nào đó, DJ nữ ở Việt Nam nhất là có ngoại hình hiện nay thường rất đắt show và nhanh chóng có một công việc, tạm gọi là ổn định nhưng chưa hẳn là nhiều người đam mê, trụ vững và tồn tại với nghề.
Thường DJ nữ có tuổi nghề trung bình tầm 10 đến 15 năm là cao, sau đó họ sẽ chọn một nghề nào đó như chuyển sang con đường kinh doanh chẳng hạn.
Ảnh minh họa.
Đối với nam, việc trở thành DJ đã rất khó, để có công việc ổn định và có chỗ đứng trong nghề giống như một bài toán hóc búa chưa có đáp án. Và không phải ai, có đam mê với nghề DJ này cũng có thể sống được và ổn định với nghề.
Nếu nói theo DJ Thúy Khanh, chỉ đúng trên 1 phương diện nào đó, còn nếu nhìn vào thực tại, chuyện DJ thất nghiệp ở Việt Nam không phải là ít và có rất nhiều DJ phải từ bỏ đam mê để chọn một nghề nghiệp khác mưu sinh.
Một bình luận của một DJ gạo cội lâu năm ở Tp.HCM chia sẻ về sự kiện này, sau khi đọc xong đều khiến cho chúng ta phải suy ngẫm:
Quan trọng là cái nghề DJ này không phải là 1 nghề chính thức như các nghề khác. Nó chỉ là công việc part time mỗi buổi và không có sự ưu đãi nào thêm ngoài tiền lương.Thế thì học xong lấy bằng để làm gì? Một công ty có thể nhận nhiều nhân viên từng bộ phận nhưng DJ chỉ có vài ba người.Vậy khi họ mở trường họ có định hướng nghề nghiệp tương lai không? Vì nếu dám bảo đảm ra nghề thì các DJ hiện tại không hoang mang sao? Ngay bản thân họ còn chưa dám chắc có đủ chỗ làm cho DJ Việt hiện tại thì sao dám đứng ra bảo đảm cho cả trăm cả ngàn DJ mới???Và rồi số lượng DJ vượt mức nhu cầu và mỗi ngày một tăng thì sẽ ra sao? Đi bán kẹo kéo? Hay tự mở quán rồi tự mướn nhau làm?
Facebooker Văn toàn cũng chia sẻ:
Thích là 1 chuyện. Tương lai là 1 chuyện khác. Các bạn thấy hay thật đấy, nhưng chưa chắc ai cũng tìm hiểu kĩ.Và nếu nó trở thành mội nghề thì sẽ có nhiều người làm hơn. Xã hội sẽ bắt đầu thanh lọc và giữ lại nhưng tài năng. Liệu bạn có trong số đó?
Từ những bình luận trên, chúng ta lại đặt ra thêm một câu hỏi, liệu rằng một DJ được đào tạo chính quy, có bằng cấp sẽ “chất hơn” những DJ khác, có đam mê, tự học và không được cấp bằng?
Trên thực tế chưa có môi trường nào phù hợp với DJ đòi hỏi bằng cấp cả, tất cả đều đòi hỏi về mặt kỹ năng của DJ, gu nhạc và hơn hết vẫn là mối quan hệ.
Vậy việc DJ được đưa vào giảng dạy là tốt hay xấu?
Rất rất nhiều dấu chấm hỏi sẽ được đặt ra sau sự kiện này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể biết được, cũng không nên vội đánh giá theo chiều hướng khách quan. Và thời gian sẽ là trả lời cho câu hỏi trên.
( Nguồn : EDM Vietnam Community )